Cây điều sinh trưởng, phát triển tốt ở vùng có nhiệt độ từ 24-280C, lượng mưa từ 1000-2.000mm, độ ẩm không khí <80%; thời gian chiếu sáng 2000 giờ/năm, trên chân đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất xốp thoát nước tốt , mạch nước ngầm sâu
Ảnh minh họa
Nếu trồng điều ghép thì sau một năm sẽ ra hoa. Thời vụ ra hoa từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Từ lúc ra hoa đến lúc chín là 4-5 tháng
- Thời vụ trồng: Thích hợp nhất là đầu mùa mưa. Nơi có điều kiện tưới thì có thể trồng được quanh năm.
- Cây giống: Mắt ghép được lấy từ những dòng điều đã được bình tuyển, được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận. Cây sau 3 tháng ghép, có ít nhất 9 lá, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh
- Trồng: Với mật độ là 400 cây/ha (5m x 5m). Đào hố có kích thước 60 x 60 x 60cm trước khi trồng một tháng. Khi trồng mỗi hố bón lót 20 kg phân chuồng hoai, 0,5 kg super lân, trộn đều với đất mặt lấp đầy hố. Trồng xong nện chặc gốc và bón thuốc trừ sâu, mối quanh gốc
Chăm sóc:
- Xới đất: Sau 1-2 tháng trồng, cây bén rễ, mọc được 1-2 tầng lá mới thì bón thúc 0,2kg Urê. Làm sạch cỏ, xới xáo quanh gốc, tạo bồn theo tán tủ gốc bằng rơm, cỏ, rác khô. Mỗi năm chăm sóc 2 lần vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa
- Bón phân: Chia thành 2 thời kỳ
+ Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Thường kéo dài từ khi trồng đến 3 năm sau đó. Giai đoạn này cây ra nhiều lá non trong năm cho nên phải bón nhiều đợt phân (3-5 đợt). Cây điều nhạy cảm với phân bón, đặc biệt là phân đạm (N). Trong giai đoạn cây non, bón theo tỷ lệ: 3:1:1 (N:P:K) với liều lượng: 9:3:3 (gram/cây/đợt). Cây giai đoạn 2 năm sau thì bón: 30:10:10. Năm thứ 3 thì bón: 90:30:30. Bón phân cách xa gốc từ 25-30cm
+ Thời kỳ khai thác: Kể từ năm 4 trở đi. Phân bón chia thành 2 đợt. Đợt đầu bón vào đầu mùa mưa, đợt 2 vào gần cuối mùa mưa. Liều lượng, năm thứ 4 theo tỷ lệ: 300:100:100 (gram/cây/đợt). Năm thứ 5 đến thứ 8 lượng phân bón giảm đi, theo tỷ lệ: 200:130:130. Khi vườn điều chưa khép tán nên bón theo rãnh chu vi tán. Khi khép tán thì bón theo rãnh giữa 2 hàng cây
+ Bón lá, kích thích sinh trưởng: Điều thường rụng lá già và ra hoa cùng lúc. Do đó các chế phẩm bón qua lá sẽ thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển lá và hoa, có tác dụng tăng năng suất điều đáng kể. Bón phân qua lá cũng có tác dụng tăng khả năng đậu quả và nuôi quả.
Bón phân NPK khi cây:
- Ra lá: Bón 30:10:10 (gram/cây)+ vi lượng
- Đón hoa: 6:30:30 + vi lượng
- Đậu quả: HQ101, Atonic, progib, (Ga3…)
- Dưỡng quả: 20:20:20 + vi lượng
- Chắt hạt: 12:0:40 + Ca
Liều lượng phân bón, số lần phun tuỳ theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Có thể phun kết hợp với một số loại thuốc phòng trừ sâu bệnh thích hợp để giảm chi phí thuốc
Tưới nước: Trong mùa ra hoa, đậu quả, tưới 1- 2 lần/tháng (từ tháng 3-5) tưới đủ ẩm và tưới vào tháng 7-8 thời kỳ nắng hạn nhất
Tỉa cành: Cắt bỏ cành bị sâu bệnh, cành bị che bóng, cụm cành quá dày để cho cây thông thoáng, tạo cho tán cân đối. Thời gian tỉa cành là sau thu hoạch hoặc trước mùa mưa
Trồng xen: Từ năm 1 đến năm 3 khi điều chưa khép tán có thể trồng xen đậu xanh, đậu phụng, ớt, dứa…
Phòng trừ sâu bệnh:
Sâu: Một số loại sâu có thể thành dịch gây hại cho điều như: bọ xít muỗi, gây hại trên các bộ phận non của cây điều. Dùng Sherpa, Supracide, Oncol… phun 3 lần (lúc cây ra chồi non, ra hoa và hoa nở rộ)
Bắt sâu non và sâu trưởng thành trên cây, cắt bỏ các chồi non bị hại. Phun Sherpa hoặc padan… vào tháng 3 và tháng 8-9 cũng là để trừ bọ đục phấn nõn
Châu chấu xanh: Dùng Trebon, Karate…phun 1-2 lần khi ra chồi non và ra hoa
Sâu róm đỏ: ăn lá và chồi non của cây. Dùng các loại thuốc như trên để phòng trừ
Ngoài ra còn một số loại sâu khác như rệp sáp, rầy, nhện đỏ, bọ trĩ…
Bệnh cây điều:
Bệnh chết khô: Lúc đầu xuất hiện các đổm trắng sau chuyển sang màu hồng làm bong vỏ cây và chết từ ngọn xuống. Dùng Validacin, Bavistin, Vicarben, Rhidomiel… để phòng trừ
Bệnh thán thư: Phát triển gây hại mạnh lúc chồi non, cành phát hoa, trái non, khi không khí ẩm và mật độ bọ xít muỗi cao. Dùng COC85, Rhidomil, Champion, Aliette, Bavistin… Phun đẫm 7-10 ngày/lần
TL (Theo Chương trình nghiên cứu KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp duyên hải miền Trung)
No comments:
Post a Comment